THẨM QUYỀN HỦY GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Trước khi tìm hiểu về những thủ tục liên quan đến Thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai thì chúng ta cần biết những quy định về luật liên quan đến GCNQSDĐ hiện nay. Chúng ta phải tìm xem có bộ luật nào có quy định hay nhắc đến nó để có thể nắm bắt cũng như thực hiện được đúng các quy trình, thủ tục thực hiện. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nó thông qua bài viết sau đây nhé.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất đai ( hay sổ đỏ/ sổ hồng) là gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai (GCNQSDĐĐ) hay còn được gọi với cái tên khái quát hơn đó là Sổ đỏ là một chứng thư pháp lý nhằm mục đích xác nhận quyền sử dụng đất đai của người có quyền sử dụng đất có hợp pháp, hợp lệ hay không của Nhà Nước ta.

tham-quyen-huy-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat

Thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai

Một số trường hợp được thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai hợp lệ, hợp pháp?

  • Trường hợp thứ nhất: Hủy bỏ GCN quyền sử dụng đất đai khi bị mất, cháy, hỏng

Được quy định theo Điều 77 NĐ 43/2014/NĐ-CP thì VP đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình báo lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo Điều 37 của NĐ này để ký duyệt quyết định hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất, cháy, hỏng đồng thời ký phê duyệt quyết định cho cấp lại Giấy chứng nhận; cập nhật, điều chỉnh các thông tin cần thiết vào cơ sở dữ liệu và hồ sơ địa chính.

  • Trường hợp thứ 2: Hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai trong TH thu hồi đất đai do kết thúc việc sử dụng đất theo pháp luật, trả lại đất tự nguyện, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của con người nhưng thu hồi không được GCN tại Điều 65 NĐ 43/2014/NĐ-CP.
  • Trường hợp thứ 3: Hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai trong TH thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai mà chủ sở hữu TS, người sử dụng đất gắn liền với đất không chịu giao nộp GCN tại khoản 7 Điều 87 NĐ 43/2014/NĐ-CP.

Trong trường hợp thu hồi GCN nhận mà người sử dụng đất đai không chịu giao nộp Giấy chứng nhận thì VP đăng ký đất báo cáo lại với cơ quan có thẩm quyền quyết định Thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trước đó.

  • Trường hợp thứ 4: Người sử dụng đất không chịu giao nộp GCN đã được cấp trước đó để thực hiện thủ tục cấp mới GCN quyền sử dụng đất đai khi chuyển nhượng quyền sd đất.

Theo quy định tại Điều 82 NĐ 43/2014/NĐ-CP, TH bên nhận chuyển quyền sử dụng đất bởi chuyển nhượng, nhận thừa kế, cho tặng từ trước ngày 01/07/2014 chỉ có GCN của bên chuyển quyền sử dụng hoặc giấy tờ, HĐ về chuyển quyền sử dụng đất đai có trong quy định thì phải nộp đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ và các giấy tờ liên quan khác về quyền sd đất đai hiện có.

VP đăng ký đất sẽ có thông báo bằng VB cho bên chuyển quyền và được niêm yết tại trụ sở UBND xã nơi có đất về các thủ tục cấp GCNQSDĐ cho người nhận chuyển quyền.

tham-quyen-huy-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat

Thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai

Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của địa phương mà chưa có đơn đề nghị giải quyết về việc tranh chấp thì VP đăng ký đất sẽ lập hồ sơ và trình lên cơ quan NN có thẩm quyền quyết định việc hủy bỏ GCNQSDĐ đã cấp với TH không chịu giao nộp GCN để thực hiện thủ tục và đồng thời cấp mới GCNQSDĐ cho bên nhận chuyển quyền.

Cơ quan Nhà Nước nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai?

tham-quyen-huy-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat

Thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai

GCNQSDĐ do UBND cấp huyện cấp cho các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư và người VN định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất đai tại VN; hoặc là do UBND cấp tỉnh cấp cho các tổ chức hay các cơ sở tôn giáo; người VN định cư ở nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án ĐT; TC nước ngoài có chức năng ngoại giao tại Điều 105 theo Luật đất đai 2013 quy định.

Tòa án nhân dân tối cao chính là cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phê duyệt Thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai trong các trường hợp đã nêu ở mục II trên được quy định tại Điều 34 trong Luật tố tụng dân sự năm 2015.

Tại khoản 4 của Điều 34 trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền quyết định của Tòa án về giải quyết vụ việc dân sự TH có xem xét việc hủy quyết định cá biệt được xác minh bởi quy định tương tự ở Điều 31, Điều 32 Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền cấp TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh.

  • Trong TH quyết định cá biệt rõ ràng vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cần hủy quyết định đó thì mới bảo đảm việc giải quyết được thực hiện đúng nhưng việc hủy quyết định đó không ảnh hưởng đến thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự thì TA đang giải quyết vụ việc đó được tiếp tục xem xét, giải quyết việc hủy quyết định đó.
  • Trong TH việc xem xét hủy quyết định đó có ảnh hưởng tới thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự xác định theo Luật tố tụng hành chính quy định về thẩm quyền quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì TAND cấp huyện đang thụ lý giải quyết vụ việc đó phải chuyển giao vụ việc cho TAND cấp tỉnh xem xét và giải quyết việc hủy quyết định đó.

Lời kết

Tóm lại, Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá về tính hợp pháp, hợp lệ của quyết định giải quyết việc Thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai.

Tin Tức Liên Quan

Trả lời