Thời buổi công nghệ càng hiện đại, khoa học càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các thực phẩm sạch của người dân ngày càng được nâng cao. Điều rõ thấy nhất là nếu trước đây, rau xanh được các gia đình thành phố mua ở chợ hoặc siêu thị thì hiên nay các hộ gia đình đã có thể tự làm khu vườn trồng rau xanh tại nhà. Muốn trồng được những loại rau ngon, đủ chất dinh dưỡng để cho cây phát triển tốt thì không thể không nhắc đến một bước quan trọng đó chính là cách xử lý đất trước khi trồng rau. Vậy cách xử lý đất trước khi trồng rau là như thế nào và các bước thực hiện ra sao. Mời các bạn tham khảo hết bài viết này nhé.
Mục Lục
Mục đích xử lý đất trước khi trồng rau
Xử lý đất trước khi trồng rau
Dù là đất được sử dụng để trồng rau sạch hay bất kỳ loại rau nào thì qua một quá trình sử dụng đất sẽ bắt đầu bị chai cứng, giảm độ tơi xốp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển của cây trồng.
Mục đích xử lý đất trước khi trồng rau là quá trình xử lý triệt để các mầm bệnh trong đất; tăng độ tơi xốp, độ mùn cho đất, giúp đất giữ ẩm tốt, thoát nước nhanh. Đất sau khi được cải tạo là loại đất sạch, đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng. Mặt khác, cải tạo đất trồng rau còn là quá trình cân đối lại chất dinh dưỡng có trong đất, phù hợp với các loại cây trồng trong khay, chậu và thùng xốp. Để tiếp tục trồng rau vụ mới hiệu quả, chúng ta phải tiến hành cải tạo đất sau khi thu hoạch rau.
Các cách xử lý đất trước khi trồng rau
Trồng sau sạch tại nhà là một giải pháp được đánh giá cao hiện nay của các hộ gia đình. Hiệu quả của mô hình trồng rau tại nhà thiết thực nên mô hình này được được nhân rộng hơn nữa, đặc biêt là các hộ gia đình ở thành phố.
Tuy nhiên, sau những chậu rau xanh, sạch, dinh dưỡng thì lượng dinh dưỡng trong đất sẽ ngày một giảm và cạn dần theo mỗi thời vụ. Thành phần trong đất cũng dần bị biến đổi, sâu bệnh, vi khuẩn gây hại sẽ ngày một nhiều. Có ba phương pháp cải tạo, xử lý đất trước khi trồng rau, như sau:
– Để đất nghỉ ngơi sau khi mới thu hoạch xong và tự ải:
Xử lý đất trước khi trồng rau
Sau khi thu hoạch rau xong, chúng ta tiến hành nhặt sạch gốc cây và cỏ dại. Sau đó để đất nghỉ ngơi và tự ải, đây là một trong những cách xử lý đất hiệu quả, đơn giản nhất và đỡ phát sinh them chi phí.
Đất được để nghỉ ngơi và tự ải trong khoảng từ 3 – 5 ngày. Đây là thời gian để đất thông thoáng và tơi xốp, hấp thụ Ni-tơ và Oxi tốt hớn. Khả năng diệt trừ mầm bệnh của phương pháp này tương đối tốt.
– Bổ sung thêm đất mới và các loại phân hữu cơ:
Xử lý đất trước khi trồng rau
Sau quá trình cho đất nghỉ ngơi và tự ải, để tăng độ sạch và tốt hơn cho vụ trồng mới thì bạn cũng có thể bổ sung them đất mới. Vì trong đất có chứa nhiều chất hữu cơ, sau vụ thu hoạch thì thành phần hữu cơ trong đất đã bị hao hụt một phần khá lớn. Nên bạn có thể sư dụng cách bổ sung thếm đất mới để cây có đủ điều kiện để phát triển.
Bên cạnh đó, đất có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ, vi sinh như phân chùn quế, phân bò, phân cá đã qua xử lý để cải tạo đất. Những loại phân này mang đến chất dinh dưỡng cho rau mà còn giúp đất tự tái tạo và hạn chế các sinh vật gây hại cho rau.
Hiện nay, phân cá được các vườn rau hữu cơ tin dùng hàng đầu vì trong phân cá không chỉ là nguồn đạm hữu cơ có thể thay thế tốt cho các loại phân bón hóa học mà còn cung cấp hàm lượng đa, trung cấp thiết yếu cho đất.
– Bổ sung cho đất các chế phẩm để cải tạo đất:
Xử lý đất trước khi trồng rau
Ngoài những loại phân bón hữu cơ thì để tăng độ tơi xốp cho đất, có thể sử dụng thêm trấu, xơ dừa hoặc than tổ ong đã qua sử dụng, nghiền nhỏ và trộn lẫn vào với đất. Việc làm này sẽ giúp kiểm soát được độ pH trong đất – hạ phèn, khử chua. Đồng thời có thể giúp đất làm sạch nguồn sâu bệnh, bổ sung các loại nấm có lợi gây ức chế các loại nấm có hại cho cây trồng.
Có thể dùng các loại phân xanh, phân đậu nành,…. Đã ủ hoai mục để bón trên các bề mặt đất. Những loại phân này vừa giúp đất bồi hoàn dinh dưỡng, vừa tạo được hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu, giúp đất tơi xốp và cải thiện chất lượng đất rõ rệt.
Lời kết
Việc xử lý đất trước khi trồng rau là quá trình thúc đẩy trao đổi chất trong cây trồng được diễn ra tốt hơn và nhanh hơn; tăng khả năng nảy mầm của rau giúp rau tăng năng xuất và chất lương sản phẩm; giúp rau khỏe mạnh và khả năng chống lại bệnh tật, côn trùng, nấm mốc. Khi rau được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển thì thu hoạch rau sẽ đậm màu hơn và khi ăn rau sẽ rất ngọt. Tuy nhiên, một số lưu ý trong quá trình cải tạo đất trồng rau cho gia đình là không nên lạm dụng quá nhiều các loại phân bón khóa học. Điều này sẽ càng làm cho đất tồi tệ hơn, nhanh bị thoái hóa, cằn cỗi và bạc màu. Nên muốn đạt hiệu quả cho mỗi lần thu hoạch rau, chúng ta phải nên cải tạo đất trồng rau đúng và chuẩn để đạt được hiệu quả trong lần trồng tới.